Tuesday, October 29, 2013

Sau hơn một năm đóng cửa, hàng chục ngàn lao động giờ đây đã có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc thông qua bản ghi nhớ đặc biệt về mở lại chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. 
Vào đợt tháng 8/2012, Chính phủ Hàn Quốc đã ngừng gia hạn Chương trình Phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc (EPS) với Việt Nam, nguyên nhân của thực trạng này là do tỷ lệ bỏ trốn không về nước của lao động Việt Nam ở mức quá cao (trên 50%) khi hết hợp đồng lao động. Kể từ đó giấc mơ đổi đời khi sang Hàn Quốc của lao động Việt Nam bị đóng lại. Lượng hồ sơ đã hoàn thành thủ tục đến bước chỉ chờ phía Hàn Quốc tiếp nhận và giới thiệu cho doanh nghiệp lên tới gần 14.000. Không còn cách nào khác , giờ đây các lao động Việt Nam phải đợi chờ hoặc chuyển hướng ngành nghề lao động. Nhưng đâu đó họ vẫn có một ước muốn là được sang đất nước Hàn Quốc xinh đẹp.


Nhiều lao động Việt Nam mong mỏi trở lại Hàn Quốc để làm việc Tuy nhiên, trước những nỗ lực của cơ quan chức năng Việt Nam trong việc giảm thiểu tình trạng lao động bỏ trốn, mới đây, Bộ Việc làm - Lao động Hàn Quốc đã ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Bản thỏa thuận về việc tiếp tục thực hiện EPS. Theo đó, hai bên sẽ đàm phán để tiến tới ký kết Bản ghi nhớ đặc biệt về việc nối lại EPS trong thời hạn 1 năm. Sau thời gian đó, nếu số lao động bỏ trốn giảm, Hàn Quốc sẽ chính thức ký lại EPS với Việt Nam. Bản thỏa thuận này đã mở ra cơ hội việc làm cho hàng chục ngàn lao động Việt Nam, trong đó có ba nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên giới thiệu với các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc. Đó là những lao động đã đỗ các kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn theo EPS vào tháng 12/2011 và tháng 8/2012; những ứng viên thuộc các huyện nghèo đã đăng ký kiểm tra chương trình kiểm tra tiếng Hàn xuất khẩu lao động (EPS-TOPIK) tháng 8/2012, nhưng chưa được tham gia kiểm tra do EPS bị tạm dừng; những lao động đã về nước đúng hạn và đã đỗ kỳ kiểm tra EPS-TOPIK trên máy tính mà chưa được quay lại Hàn Quốc làm việc.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Nguyễn Thanh Hòa cho biết, hai nước đang nỗ lực đàm phán để có thể ký kết Bản ghi nhớ đặc biệt trong tháng 10 hoặc tháng 11/2013. Nếu thành công, ngay trong thời gian còn lại của năm 2013, khoảng 14.000 lao động thuộc các nhóm ưu tiên nói trên sẽ được cung cấp hồ sơ cho phía chủ sử dụng lao động Hàn Quốc để lựa chọn 4.600 người theo chỉ tiêu mà phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam. 
Còn theo Phó cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), ông Đào Công Hải, cơ quan này đang tích cực xây dựng các quy trình để cụ thể hóa các chính sách, giải pháp mà Việt Nam đã cam kết trong việc giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc, đặc biệt là xây dựng quy chế, các căn cứ để xử phạt và quản lý tiền ký quỹ của người lao động, để hai bên sớm ký kết được Bản ghi nhớ đặc biệt nói trên. Để chấn chỉnh tình trạng bỏ trốn của lao động Việt Nam với hy vọng sớm nối lại chính thức EPS, Việt Nam đã thí điểm việc ký quỹ 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội trước khi sang Hàn Quốc làm việc, theo Quyết định 1465/QĐ-TTg ngày 21/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, nếu người lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng, thì tiền ký quỹ sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra, tiền thừa sẽ được trả lại cho người lao động; nếu không đủ, thì người lao động phải nộp bổ sung. Trường hợp người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng, hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc, tiền ký quỹ sẽ không được hoàn trả. Nếu về nước đúng hạn, tiền ký quỹ sẽ được trả lại cả gốc lẫn lãi. Trong một số trường hợp phát sinh, như người lao động đã ký quỹ, nhưng không đi lao động nữa, hoặc trong quá trình làm việc bình thường xảy ra tai nạn, sức khỏe không đảm bảo, vẫn được nhận lại tiền ký quỹ. 
Ngoài ra, từ ngày 10/10/2013, những lao động Việt Nam tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ở lại Hàn Quốc làm việc bất hợp pháp, kể cả hành vi dụ dỗ người khác bỏ trốn, sẽ bị phạt 100 triệu đồng. Tuy nhiên, để giảm thiểu tỷ lệ lao động bỏ trốn, những lao động đã bỏ trốn trước ngày 10/10/2013 nếu tự nguyện về nước trong 3 tháng (10/10/2013-10/1/2014) sẽ không phải nộp phạt theo quy định nói trên. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã thành lập Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và tuyên truyền cho lao động Việt Nam về việc tuân thủ luật pháp, về nước đúng thời hạn, định kỳ 2 tuần/lần tại 7 trung tâm tư vấn lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Như vậy cơ hội sang Hàn Quốc làm việc giành cho lao động Việt Nam đang mở rộng, chỉ cần tuân thủ  các quy định thỏa thuận lao động giữa hai bên, giảm tỉ lệ lao động Việt "trốn về" khi hết hợp đồng lao động.
Theo: báo đầu tư

Thursday, October 24, 2013


Bộ Lao động thương binh xã hội mới có công văn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội đề nghị quy định mức trần cho vay đối với các lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, đối với người xuất khẩu lao động đi các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,.... sẽ có các mức vay là khác nhau.

Lao động sang Hàn Quốc là 25 triệu đồng


Người lao động sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp sinh thì mức trần cho vay là 75 triệu đồng.


Lao động hộ lý, công nhân nhà máy ở Đài Loan được hỗ trợ vay tối đa là 65 triệu đồng.

Còn các nước ở khu vực Trung Đông thì con số đó là 45 triệu, sang lao động ở Libya, Algeria được hỗ trợ vay 40 triệu đồng.
Các lao động sang Malaysia và Brunei được hỗ trợ vay 25 triệu đồng.

Như vậy, các mức trần cho vay theo đề nghị nói trên tương ứng với chi phí người lao động thuộc các huyện nghèo phải nộp để đi làm việc ở nước ngoài, kể cả các chi phí ngoài hợp đồng như visa, hộ chiếu, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp và 1/2 học phí học nghề, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, ngoại ngữ và phí bảo hiểm.

Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, sau hơn 3 tháng triển khai đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) theo Quyết định 71/CP của Chính phủ, đã có trên 1.700 lao động thuộc các huyện nghèo ở 6 tỉnh  Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Phú Thọ được các doanh nghiệp XKLĐ tuyển chọn, trong đó khoảng 1.500 lao động đang được tập trung đào tạo.

Nguồn vốn được vay hỗ trợ tuy không lớn xong nó lại dựng lên biết bao hi vọng cho những con người vùng quê nghèo luôn khao khát vươn mình đi làm kinh tế để thoát khỏi cái "nghèo khó".
Tham khảo: thongtinxuatkhaulaodong


Sunday, October 20, 2013



Nếu bạn nào đang có mong muốn sang Hàn Quốc học tập và làm việc bên đất nước Kim Chi, hoặc chỉ đơn giản là mong muốn làm việc cho các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam. Điều đầu tiên là các bạn cần phải biết tiếng Hàn và đạt được các chứng chỉ chuẩn mà bên Hàn Quốc quy định. Điều mình muốn nói ở đây chính là chứng chỉ TOPIK. Vậy chúng ta cần đi tìm hiểu xem vậy chứng chỉ TOPIK có vai trò quan trọng như thế nào đối với ngời làm việc cho doanh nghiệp Hàn Quốc.

Vì Topik tương đương chứng chỉ quốc tế của tiếng Anh như: TOEIC, TOEFL iBT, TOEFL,IELTS, Chứng chỉ TOPIK là chứng chỉ tiếng Hàn Quốc do Viện Quốc gia đánh giá giáo dục cấp, có tính thông dụng và được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Chứng chỉ TOPIK được coi là chứng chỉ đánh giá chính xác nhất năng lực của những người học tiếng Hàn với đề thi chặt chẽ, coi thi nghiêm túc và chấm thi chính xác.

Bộ giáo dục Hàn Quốc qui định tất cả các sinh viên nước ngoài muốn vào nhập học tại trường đại học Hàn Quốc phải có chứng chỉ TOPIK cấp 3-4 trở lên. Và, các trường đại học Hàn Quốc căn cứ vào cấp độ của chứng chỉ TOPIK để cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài.

Các trường đại học Việt Nam lấy TOPIK để làm chuẩn đánh giá trình độ tiếng Hàn.
TOPIK là chứng chỉ duy nhất được thừa nhận trên toàn thế giới về năng lực tiếng Hàn.
Các công ty Hàn Quốc tuyển dụng thường căn cứ vào chứng chỉ TOPIK.

Wednesday, October 9, 2013

Thi trắc nghiệm đã trở nên quá quen thuộc với các học sinh, sinh viên . Tuy nhiên đối với các học viên xuất khẩu lao động thì có lẽ nó vẫn còn mới mẻ. Hôm nay mình xin chia sẻ cách làm bài thi trắc nghiệm nói chung và làm bài thi trắc nghiệm tiếng Hàn trên máy tính nói riêng.

Cần lưu ý trước khi làm bài thi

- Cần đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và đọc hết các đáp án của câu hỏi trước khi bạn tiến hành chọn câu trả lời
Một trong những sai lầm hay gặp nhất của thí sinh là đọc tới 1 đáp án mà mình nghĩ là đúng là chọn đpá án trả lời luôn mà không cần quan tâm đến các phương án khác. Điều này rất dễ bị mất điểm vì có thể là đáp án sau sẽ đầy đủ (chính xác) hơn đáp án mà bạn đã chọn.

-Không bỏ trống câu trả lời

Hầu hết thi trắc nghiệm đều không có điểm trừ khi trả lời câu hỏi. Vì vậy dù không chắc cho lựa chọn của mình thì bạn cũng nên chọn 1 đáp án “được cho là đúng nhất” biết đâu sự “mạo hiểm” đó lại đem lại cho bạn 1 số điểm quý giá để “đỗ” trong kỳ thi.

Nếu câu hỏi mà có điểm trừ thì bạn mới cần suy nghĩ lại xem có nên bỏ trống không.

-Cần chọn câu trả lời tốt nhất trong số các câu trả lời được đưa ra trong ngân hàng đề thi

Bạn có thể nghĩ rằng các câu trả lời đưa ra trong đề thi là chưa hoàn toàn đúng. Nhưng đề thi chỉ có giới hạn đáp án trả lời như vậy thôi, do đó mà hãy cố gắng lựa chọn câu trả lời đúng nhất để nhanh chóng hoàn thành bài thi của mình.

-Cần phải biết cân nhắc thời gian trước những câu hỏi khó

Trong bài thi sẽ có xác suất những câu hỏi khó. Do vậy khi gặp những câu hỏi “quá khoai” thì bạn đừng nên có suy nghĩ phải giải được xong mới chuyển câu khác. Như vậy sẽ làm mất thời gian và có thể bạn không hoàn thành được bài thi. Theo tôi thì bạn nên bỏ qua chúng và tiến hành làm các câu tiếp theo. Khi làm đến câu cuối cùng thì bạn mới quay lại tìm lời giải cho câu hỏi khó đó.

Hệ thống luyện thi trắc nghiệm tiếng Hàn trực tuyến có phần đánh dấu để xem lại. và phần kiểm tra đáp án (chỉ có đối với phần luyện thi còn khi vào hệ thống thi thì chỉ có phần đánh dấu xem lại câu hỏi).
Thi trắc nghiệm tiếng hàn
-Đọc câu nào thì trả lời ngay câu ấy.

Tránh cách làm bằng việc trả lời trước trên giấy nháp toàn bộ bài thi rồi sau đó mới quay lại điền câu trả lời vào bài thi, vì đôi lúc sẽ rất cập rập vào giờ chót nên sẽ điền nhập đáp án cho câu hỏi.

Hiện nay hệ thống thi tiếng hàn đã thắt chặt thời gian và kỉ luật thi, hệ thống có đồng hồ bấm giờ và phân thời gian cho từng câu hỏi. do vậy bạn không có thời gian để nháp và quay lại điền đáp án nữa.

Thi trắc nghiệm tiếng hàn


-Phân bổ thời gian

Phân bổ thời gian để có thể đọc hết tất cả câu hỏi. Thật bất lợi nếu bạn chọn “bừa” khi thậm chí chưa đọc câu hỏi, đúng không?

Khi bài thi “sát nút” thì chúng ta cũng có mẹo để làm bài thi nhé.

Mình xin chia sẻ như sau:

Nếu bạn phải đối mặt với 1 trong hai tình huống: không kịp giờ hoặc không thể hiểu được câu đó, bạn có thể áp dụng các quy tắc sau:

-Khác thì bỏ

Nguyên tắc này ý nói là khi xem xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1 đáp án nào khác với đa số còn lại thì ta loại đáp án đó ngay.

Cách thức áp dụng: Khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay. Sau đó xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ cònn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1 trong 2, cơ hội là 50:50.

Chúc các bạn làm bài thật tốt nhé!


Sunday, October 6, 2013

Cơ hội sang Hàn Quốc, học viên tích cực luyện thi tiếng Hàn để phục vụ cho đợt thi sắp tới.

Ngày 3.11, ông Jung Jin Young - Giám đốc Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tại Việt Nam cho biết, sẽ phối hợp với Bộ LĐTBXH tổ chức kỳ thi tiếng Hàn lần thứ 9 vào ngày 17 và 18.12 tại 4 địa điểm là Hà Nội, Vinh (Nghệ An), Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.

Như vậy kỳ thi tiếng Hàn cho người lao động sẽ chỉ được tổ chức ở 4 thành phố lớn của cả nước. Điều này sẽ gây áp lực cho công tác quản lý thi cử.

Số ứng viên được làm hồ sơ đăng ký dự tuyển gửi sang Hàn Quốc mà Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phân bổ cho Việt Nam lần này là 15.000 người, trong đó sản xuất chế tạo 11.700 người, xây dựng 1.000 người, nông nghiệp 1.000 người và ngư nghiệp 1.300 người.

Theo báo cáo của các địa phương, trong năm 2011 trên toàn quốc đã có khoảng 53.000 người theo học các lớp tiếng Hàn.

Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, điều kiện thí sinh đăng ký tham dự kiểm tra tiếng Hàn là từ 18-39 tuổi; chưa có tiền án, tiền sự; chưa từng bị trục xuất hoặc buộc phải xuất cảnh khỏi Hàn Quốc; không bị cấm xuất cảnh Việt Nam hoặc cấm nhập cảnh Hàn Quốc.

Đối với ngành ngư nghiệp, thí sinh tham dự phải yêu cầu từ 25 trở lên, đang làm nghề đánh bắt hải sản và cư trú dài hạn tại các xã, phường ven biển; ngành nông nghiệp thí sinh phải là nông dân, cư trú dài hạn tại 63 huyện nghèo và các địa phương khác làm nông nghiệp.

Dự kiến, ngày 28.12 phía Hàn Quốc sẽ chính thức công bố kết quả kỳ thi. Số lượng người được làm hồ sơ dự tuyển gửi sang Hàn Quốc sẽ được lựa chọn theo nguyên tắc lấy điểm từ trên xuống theo từng ngành trong số những người đạt từ 80/200 điểm trở lên.

Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì chỉ còn có khoảng gần 2 tháng nữa là kỳ thi tiếng Hàn được tổ chức. Các học viên đang gấp rút ôn luyện kiến thức phục vụ cho kỳ thi.

Truy cập vào địa chỉ: http://thitienghan.edu.vn/ để làm quen với hình thức thi mới và tổng luyện kiến thức, kỹ năng của mình.

Thursday, October 3, 2013

Thi tiếng Hàn đang dần được đổi mới về nội dung và hình thức thi. Nội dung của kỳ thi tiếng Hàn đang được đánh giá sẽ đổi mới 50% vào năm nay và đổi mới 100% vào các năm tới.

Có 949 lao động (LĐ) đủ điều kiện trong tổng số 971 LĐ đăng ký tham dự kỳ thi tiếng Hàn trên máy tính lần thứ sáu do Trung tâm Lao động ngoài nước (TT LĐNN) - Bộ LĐTBXH và Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tại Việt Nam tổ chức ngày 11.3.

Ông Phan Văn Minh – Giám đốc TT LĐNN cho hay: Từ năm 2013 (kỳ thi lần thứ sáu), Chính phủ Hàn Quốc chính thức thay đổi phương thức ra đề thi năng lực tiếng Hàn. Theo đó, thay vì 50% số câu hỏi được chọn từ ngân hàng câu hỏi như trước đây thì đề thi của các kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn được dựa theo “Giáo trình tiếng Hàn chuẩn”.

Đây là bộ giáo trình do HRD trực tiếp soạn thảo và ban hành với mục đích hỗ trợ, hướng dẫn cho các thí sinh học tiếng Hàn đúng cách, góp phần nâng cao năng lực tiếng Hàn cho người LĐ

Về kỷ luật tại phòng thi, đại diện HRD tại Việt Nam cho biết, sẽ giám sát rất chặt chẽ. Nếu trong quá trình dự thi, thí sinh nào có hành vi gian lận như đem điện thoại, tài liệu… lập tức sẽ bị hủy bài kiểm tra và bị cấm tham dự kiểm tra trong thời gian 2 năm.

Cũng theo lãnh đạo TT LĐNN, đến nay, đã có 2.470 LĐ hết hạn hợp đồng lao động tại Hàn Quốc về nước đúng hạn đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn; trong số này có 999 LĐ đã được chọn, số còn lại đang hoàn tất hồ sơ chờ chủ sử dụng LĐ Hàn Quốc lựa chọn.

Riêng số LĐ mẫu mực (hay còn gọi là LĐ trung thành) - không phải thi tiếng Hàn sẽ được trở lại Hàn Quốc làm việc trong vòng 3-6 tháng sau khi về nước, đến nay, đã có 1.300 LĐ về nước và đăng ký thủ tục tại Trung tâm, trong đó gần 1.000 LĐ đã hoàn tất thủ tục để quay trở lại.

Đây là một điều mà tôi nghĩ rằng sẽ kích thích tính kỷ luật cao của người lao động khi làm việc bên Hàn Quốc. Đây cũng chính là cách bảo vệ quyền lợi của họ. Chỉ cần về nước đúng thời hạn thì họ có thể sang Hàn Quốc làm việc sau 3-6 tháng mà không cần phải thi lại kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn nữa.

Việt Nam đã làm việc với Hàn Quốc đề nghị xem xét tái ký Bản ghi nhớ giữa hai nước về việc đưa LĐVN sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS. Phía Hàn Quốc cũng đã đồng ý sẽ xem xét lại trong tháng 3 này, tuy nhiên, nếu LĐVN không nâng cao ý thức, tiếp tục ở lại cư trú bất hợp pháp, tình hình mở cửa lại thị trường cho những LĐ đi mới sẽ rất khó.

Như vậy có thể nói rằng sang Hàn Quốc làm việc giờ vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với lao động Việt Nam về việc ôn luyện kiến thức, chắc hẳn rằng ai cũng thấy lo lắng trước sự thay đổi nội dung này. Xuất phát từ điều này chúng tôi đã xây dựng hệ thống luyện thi tiếng Hàn trực tuyến cho người lao động muốn sang Hàn Quốc. Nội dung câu hỏi luôn luôn được cập nhật mới nhất giúp các học viên chuyên tâm luyện thi để thực hiện hoài bão của mình.

Mọi chi tiết xem tại địa chỉ: http://thitienghan.edu.vn xem mục Giới thiệu.


Wednesday, October 2, 2013

Người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS phải thực hiện một số công việc sau đây:

Bước 1: Học tiếng Hàn
Người lao động phải chủ động đi học tiếng Hàn bằng bất cứ hình thức gì như học tại trung tâm, học qua mạng, ôn thi tiếng Hàn trực tuyến… để có đủ trình độ tham dự kỳ thi kiểm tra tiếng hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ LĐTBXH tổ chức.

 Bước 2: Tham dự kỳ thi tiếng Hàn trên máy tính
Sau khi thống nhất với Bộ Lao động Hàn Quốc về kỳ kiểm tra tiếng Hàn, Bộ LĐTBXH thông báo thể lệ kiểm tra, ngày kiểm tra và thời gian tiếp nhận đăng ký kiểm tra trên Đài truyền hình Việt Nam, báo chí, website của Bộ LĐTBXH (www.molisa.gov.vn), của Cục Quản lý lao động ngoài nước (www.dolab.gov.vn) và của Trung tâm Lao động ngoài nước (www.ttldnnvietnam.gov.vn). 

Theo thông báo này, người lao động đến đăng ký tại địa điểm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương mình quy định. Điều kiện người lao động được tham dự kiểm tra tiếng Hàn bao gồm:
        - Có hộ khẩu thường trú tại địa phương;
        - Từ đủ 18 tuổi đến dưới 39 tuổi;
        - Đủ sức khỏe để đi làm việc tại nước ngoài;
        - Không có tiền án, tiền sự;
        - Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh Hàn Quốc hay bị cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.
        (Lệ phí kiểm tra tiếng Hàn là 17 USD/người).

Khi đăng ký tham dự thi tiếng Hàn người lao động sẽ phải đăng ký ngành dự tuyển (điền vào Đơn đăng ký). Hàn Quốc tiếp nhận lao động Việt Nam trong các ngành: Sản xuất chế tạo, Xây dựng, Nông nghịêp-chăn nuôi và Thuỷ sản (nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản). Người lao động phải căn cứ khả năng, trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe của mình để cân nhắc đăng ký vào ngành phù hợp. Vì ngành đăng ký sẽ không được thay đổi khi làm hồ sơ đăng ký dự tuyển.

Kết quả sau khi hoàn thành kỳ thi tiếng Hàn được thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và đăng trên website của Bộ LĐTBXH, Cục Quản lý lao động ngoài nước và của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, người lao động đạt điểm theo yêu cầu của Hàn Quốc được lựa chọn theo nguyên tắc lấy từ điểm cao nhất trở xuống để làm hồ sơ đăng ký dự tuyển gửi sang Hàn Quốc.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển:

Sau kỳ thi tiếng Hàn đạt yêu cầu, người lao động mua Hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Người lao động kê khai, bổ sung các giấy tờ cần thiết vào hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước. Hồ sơ đăng ký dự tuyển được kiểm tra, nhập vào máy tính và gửi sang Hàn Quốc để giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn.
         
Bước 4: Chờ đợi chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, ký hợp đồng lao động.

Khi người lao động được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, ký hợp đồng lao động, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ gửi công văn thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trực tiếp cho người lao động để người lao động tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh.
 
Bước 5: Nộp tiền, tham dự khoá bồi dưỡng kiến thức cần thiết và xuất cảnh. 

Khi nhận thông báo nêu trên, người lao động sẽ phải nộp khoản tiền  Việt Nam tương ứng với 630 USD theo quy định của Bộ LĐTBXH. Số tiền này được dùng để trang trải chi phí mua vé máy bay, làm visa, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tuyển chọn, xử lý hồ sơ của người lao động. 

Trong trường hợp vì lý do nào đó mà không thể xuất cảnh sang Hàn Quốc, người lao động sẽ được hoàn trả khoản tiền đã nộp sau khi trừ các chi phí đã thực hiện (lệ phí  visa nếu đã được cấp, chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết nếu đã tham dự khoá học...)

Bước 6: Làm thủ tục xuất cảnh.

Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ gửi công văn thông báo xuất cảnh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã và trực tiếp cho người lao động. Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ trực tiếp hướng dẫn các thủ tục cần thiết và đưa người lao động ra sân bay Nội Bài và phối hợp đón người lao động tại sân bay Hàn Quốc. Người lao động khi xuất cảnh phải nộp và mang theo các khoản tiền sau:
        - Khoản tiền mua trang phục: 280.000 đồng cho trang phục mùa hè hoặc 300.000 đồng cho trang phục mùa đông.
        - Khoản tiền để nộp vào Quỹ hỗ trợ Xuất khẩu lao động theo quy định của Bộ LĐTBXH: 100.000 đồng.
        - Mang theo 500USD sang Hàn Quốc để mua bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm hồi hương.
Nguồn: ttldnnvietnam.gov.vn